Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Hướng dẫn du lịch New Zealand - Du học tại Newzealand



New Zealand là một đất nước phát triển nằm phía Tây Nam Thái Bình Dương, nằm kề sát Autralia. Diện tích xấp xỉ bằng Việt Nam với số dân vỏn vẹn khoảng 4 triệu người. New Zealand từng là nước có đời sống và thu nhập cao nhất thế giới trong những giai đoạn thế chiến thứ hai.
Blog du lich, viet nam, chau a
New Zealand được biết đến với vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, sự kỳ ảo của thế giới thuỷ cung và hoang sơ của những thảo nguyên rộng lớn. New Zealand quả là nơi đáng để khách du lich quên đi mọi sự bận rộn mà mải mê ngoạn cảnh. Đất nước này tựa như tấm thảm ghép khổng lồ với những phong cảnh hùng vĩ.
Ăn chơi ở New Zealand
1. Thủ đô Wellington
Trong hành trình du lịch đến New Zealand, khách du lich sẽ tham quan thủ đô Wellington. Nằm ở phía Nam đảo Bắc, là một cảng khẩu tự nhiên, phía trước thủ đô Wellington là biển, phía sau là núi. Wellington nằm trong vùng khí hậu đại dương nên khí hậu ấm áp, tràn đầy ánh nắng mặt trời. Đây là thành phố lớn thứ hai và là trung tâm chính trị, thương mại quan trọng của New Zealand, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng trên trục giao thông giữa đảo Bắc và đảo Nam.
Văn hoá của Wellington rất độc đáo, hội tụ những tinh hoa của các dân tộc trên đất nước New Zealand gồm nghệ thuật, thời trang, ẩm thực và cuộc sống về đêm. Khắp nơi trên thủ đô đều có quán bar kiểu Tây Âu, quán cà phê, nhà hàng và những đoàn nghệ thuật hè phố. Ngoài vẻ đẹp hấp dẫn của eo biển Cook ra, những ngôi nhà gỗ xây dựng trên sườn núi cũng là nét độc đáo riêng của Wellington. Những cảng biển trong xanh và những ngôi nhà màu trắng trên sườn núi Victoria đã tạo ra nét đặc thù cho cảnh quan của thủ đô. Đến nơi này, khách du lich sẽ cùng nhau khám phá những điểm tham quan chính của thủ đô như toà nhà quốc hội, vườn Botanic, núi Victoria, bảo tàng Te Papa, trung tâm thương nghiệp Masterton, trung tâm sản xuất và gia công ngọc trai.
2. Thành phố Auckland
Thành phố Auckland ở đảo Bắc luôn bình thản với nhịp sống chậm rãi của 3,8 triệu dân; đôi khi nó gợi nhớ Sydney với những ngôi nhà gỗ và bờ vịnh tô điểm vài cánh buồm. Mảnh đất này được khám phá bởi một người Hà Lan, Abel Tasman, năm 1642 và đã được đại úy Cook nổi tiếng vẽ đường ranh giới năm 1769.
Blog du lich, viet nam, chau a

Đảo Bắc còn có tên là Đảo Bốc Khói với Rotorua - một vùng rực rỡ với những hồ nước nóng luôn sôi sục. Hoành tráng hơn nữa, ở phía Nam Rotorua là công viên Tongariro với những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới. Đợt phun cuối cùng của ngọn Ruapehu, một trong ba núi lửa lớn của công viên này, là vào năm 1996.
3. Công viên Abel Tasman
Công viên Abel Tasman ở phía Đông Nelson thật tuyệt diệu với bãi biển vàng, nước màu ngọc bích xen lẫn những cánh rừng xanh tươi. Abel Tasman là một trong 13 vườn quốc gia của xứ sở này.
4. Đảo Nam
Đảo Nam, chỉ có 800.000 người, còn hoang dã hơn, đẹp hơn bởi chỉ có thể lên đảo bằng con đường duy nhất men theo bờ biển phía Tây giữa dãy núi Southem Alps và biển Tasman. Không thể tắm ở đây được vì nước lạnh đến mức những con hải cẩu có bộ lông dày còn phải lấy những mỏm núi ở Cape Foulwind làm nơi trú ngụ.
Blog du lich, viet nam, chau a

Một trong những địa điểm hấp dẫn của bờ biển có nhiều vịnh hùng vĩ đậm màu sắc Hawaii này là Punakaiki. Xa hơn nữa, bên thung lũng sâu là những ngọn núi phủ băng tuyết. Hùng tráng nhất là vịnh Milford Sound, nhất là khi những cú nhảy của cá heo làm xao động sự êm đềm của mặt nước.
Một cánh đồng hoang bên triền núi, một hồ nước mênh mông in bóng mây trời, một ghềnh đá cheo leo lấn ra biển cả... tất cả tạo nên một New Zealand như thực như mơ.
Nhưng khi mùa hè về, những hồ nước mênh mông sâu thẳm trong lòng núi trở thành tấm gương khổng lồ, mặt nước phẳng như tờ in bóng trời cao và không gian khoáng đạt bên trên mặt nước. Trời như cao hơn, nước như sâu hơn và không gian như rộng hơn...
Nếu như núi cao in bóng nước làm ngây ngất những tâm hồn nghệ sĩ thì biển cả lại là niềm đam mê vô tận đối với kẻ ham khám phá thế giới thuỷ cung. Bán đảo Kaikoura là nơi thu hút khách du lịch mê khám phá thế giới thủy cung nhất ở New Zealand. Đây là điểm sâu nhất của khu vực biển này, nơi tập trung nhiều loài san hô biển cũng như thế giới loài cá đa sắc sống ẩn mình trong san hô. 125.000 năm trước, địa chất kiến tạo đã hình thành nên bán đảo xanh tươi này.
Nhắc đến New Zealand người ta không thể không nhắc đến len cừu. Len của loài cừu Merino - loài cừu do thuyền trưởng James Cook mang đến năm 1773, đã cho một loại len chất lượng cực tốt khi được nuôi dưỡng ở đây. Giữa thảo nguyên mênh mông, những đàn cừu với hàng nghìn con đang nhởn nhơ gặm cỏ trên triền núi là hình ảnh yên bình nhất mà bạn khó có thể gặp lại ở nơi nào khác.
Đảo phía Nam gần như tạo thành từ đầu đến cuối bởi những địa hình trung bình từ 2.000 đến 3.000m độ cao, với đỉnh Cook cao nhất (3.764m). Phong cảnh được bổ sung những băng hà kỳ vĩ, những hồ nước tuyệt đẹp và những vịnh nhỏ tuyệt vời, ở đó những ngọn núi thẳng đứng soi mình trong làn nước màu ngọc thạch. Đó đây, biển lẻn vào đất liền qua những cửa sông. Những con sông và thác nước tìm đường qua những hẻm khu vực lớn.
Chính ở đấy, người ta tìm đến những địa điểm trượt tuyết nổi tiếng nhất Coronet Peak và The Remarquables. Có đến 400 đường trượt xuống trên một diện tích 2.000 km2 với những độ chênh cao 600 đến 1.250 mét. Ở đây, mùa trượt tuyết dài và tuyết rất nhiều.
5. Đảo phía Đông
Đến với phía Đông, khách du lich sẽ được khám phá nhà ga xe lửa thành phố Dunedin, có lẽ đây là một kiến trúc bằng đá đẹp nhất New Zealand, Queenstown là một thị trấn du lịch nổi tiếng, gần đây lại nổi tiếng hơn vì là nơi được dùng làm bối cảnh trong phim "Lord of the Rings". Dunedin nằm phía dưới cùng của bán đảo Otago. Con đường đi từ Dunedin dọc theo bán đảo là một con đường ven vịnh đẹp như thiên đường, con đường đến Mount Cook dẫn lên độ cao 700 m, đi dọc theo bờ hồ Pukaki là con đường tuyệt mỹ. Những dãy núi tuyết phân chia màu xanh của bầu trời và màu xanh biếc của mặt hồ tạo nên một hình ảnh cực kỳ diễm lệ, nước của hồ Pukaki là do sự tan chảy của băng hà Tasman và những băng hà lân cận nhỏ hơn. Màu xanh ngọc bích của hồ gây ra bởi sự tán xạ của ánh sáng từ những bột đá do băng hà bào mòn. Ngoài ra đến đây khách du lich cũng không nên bỏ qua Lâu Đài Tình Ái (Larnach Castle) trên bán đảo Otago. Đây là nơi mà ông Larnach- một thương gia, xây lâu đài cho vợ tốn 14 năm (circa. 1871-1885). Lâu đài độc nhất tại New Zealand. Bên cạnh đó Queenstown hấp dẫn khách du lich quốc tế vì sông nước hữu tình, trước mặt là hồ xung quanh là núi, cũng là nơi trượt tuyết lý tưởng và có nhiều trò chơi mạo hiểm cho những người trẻ tuổi như bungy jump, gliding, kayak hoặc ngồi trên những chiếc thuyền phản lực lướt và quay vòng trên con sông hẹp. Đại học Otago tọa lạc ở tận cùng phía Nam hun hút của quả địa cầu. Đây là đại học tổng hợp đầu tiên của New Zealand thành lập gần 150 năm trước có trường Y và Nha khoa nổi tiếng đào tạo những bác sĩ chuyên khoa cho New Zealand và cho cả thế giới, Ngoài ra còn có bến cảng của thành phố Christchurch và rất nhiều các thắng cảnh khác…
Nói đến New Zealand người ta còn nhớ đến Rudyard Kipling- nơi đây được mô tả như là một kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới bởi vẻ đẹp mê hoặc. Cánh rừng trải dài, cây cỏ màu mỡ, thác nước réo rắt xa xa, và khi những cơn mưa kéo về, những thác nước trở nên mạnh mẽ hơn, hung tợn hơn, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ cho không gian nơi đây.
Đến và đi lại bằng gì?
Xuất phát từ hai sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, khách du lich có thể chọn lựa dịch vụ hàng không của các hãng như Thai Airways, Singapore Airline trong khoảng thời gian gần 20 giờ là các bạn đã có mặt tại sân bay của thủ đô Wellington, New Zealand. Cho đến thời điểm này thì từ Việt Nam sang New Zealand du lịch bằng đường hàng không là tiện lợi và nhanh nhất, quý khách có thể chọn lựa thời gian cho phù hợp với lịch trình của mình để chuyến du lịch được vui vẻ nhất.
Mặc dù New Zealand rất đông đúc và nói chung dễ dàng đi đến các nơi xung quanh, nó làm cho thị giác của bạn được tốt hơn khi đi máy bay, đặc biệt là tầm nhìn các đỉnh núi và núi lửa.
Hãng hàng không New Zealand bay rộng khắp mọi nơi, Origin Pacific bay đến các trung tâm , thậm chí có nhiều hãng hàng không nhỏ hơn nằm ở quận nơi có đất trống.
New Zealand cũng có mạng lưới xe bus rộng khắp, với tuyến đường chính ở trong thành phố (cả dịch vụ ở đảo phía Bắc và đảo phía Nam), và bổ sung thêm tuyến Newman, chạy thường xuyên, dịch vụ trên cả tuyến đường gồm có đồ ăn rẻ. Một số chọn các công ty xe bus con thoi, chúng nhỏ hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn các công ty xe bus rộng. Một số chiếc được thiết kế phục vụ chung cho khách du lịch nước ngoài, trên xe có bữa sáng và có giải trí tạo nên sự đặc biệt trong hoạt động của chúng.
Hệ thống đường tàu là mới, khách du lịch đi tàu nghĩ rằng nó sẽ chạy nhanh, hiện đại và đầy đủ.
Du lịch xe ô tô ở đây rất được ưa chuộng trên những con đường đẹp và biển chỉ dẫn đường rất hiệu quả và nằm ở khoảng cách gần nhau. Tiền thuê xa ô tô và xe gắn máy rất bình dân.
Có một số dịch vụ đi chơi bằng tàu thuyền, bao gồm phà đậu ở Interislander và Bluebridge (hoạt động giữa Wellington ở đảo phía Bắc và Picton ở đảo phía Nam). Và cuối cùng, bạn có thể đi xe đạp xung quanh đất nước. Nhiều khách du lịch miêu tả New Zealand như thiên đường của du lịch xe đạp, nó sạch, màu xanh, không đông đúc và không bị cướp. Có những địa điểm đẹp, nơi đó bạn có thể cắm trại hai tìm một chỗ trọ rẻ. Xe đạp có thể thuê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng nhưng đắt.
Đi khi nào?
Ngày nay khách du lich trên thế giới đến với New Zealand vào tất cả cá thời điểm trong năm không phân biệt các mùa trong năm. Người ta chia mùa du lịch ở New Zealand theo thời gian tương ứng với thời tiết. Đó là thời gian ấm áp kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, trong thời điểm này thời tiết ấm áp, ánh nắng chan hòa, bầu trời trong xanh thích hợp cho các hoạt động du lịch.
Khách du lịch đến với New Zealand đông nhất là trong mùa Giáng Sinh, các dịch vụ du lịch luôn hoạt động hết công suất và khách khứa tấp nập, đông vui, tuy nhiên nếu bạn đến du lịch vào thời điểm này sẽ hay bị rơi vào tình trạng “cháy phòng” và giá cả leo thang. Vào mùa đông các loại hình du lịch thể thao mùa đông thu hút rất đông khách du lich, đặc biệt là các khu resort trượt tuyết.
Đối với khách du lich là người Việt Nam thì thời điểm thuận tiện nhất để du lịch New Zealand là từ tháng 11 đến tháng 4 vì thời tiết phù hợp với người Việt Nam và thuận tiện cho các hoạt động du lịch.
Mua sắm - giá cả ở New Zealand
Đồng tiền được sử dụng ở New Zealand là đồng đô la (NZD$).
13. 992 VND = 1 NZD.
Tới New Zealand, bạn có thể tiết kiệm được tiền. Bạn chỉ mất 40$US một ngày nếu ở lều hay ở trong một nàh trọ và tự cung cấp thực phẩm. Ở trên xe ô tô và khách sạn dọc đường có nhà bếp cho khách sử dụng, bởi thế ở những chỗ này sẽ tạo cho bạn sự lựa chọn là tự mình nấu ăn. Một sự lưu ý là mùa mà mọi người đến New Zealand là để tham gia vào các hoạt động của đất nước này như đã được biết đến. Một số người đi bụi, đi bơi, ngắm chim kiwi nhưng có nhiều người thích những hoạt động đắt tiền, chúng có thể ngốn 1 phần ngan sách của bạn. nếu bạn ở khách sạn, ăn ở nhà hàng và tiêu tiền cho đám đông, các trò giải trí và mua sắm bạn phải mất khoảng 100$US/ ngày.
Giá một số thứ (mang tính chất tham khảo - chênh lệch khoảng 5 NZ$):
1 cốc bia: 3.8 NZ$
1 lít xăng: 1.6 NZ$
1 chai nước nhỏ:2.5 NZ$
1 chai bia nhỏ: 3.5 NZ$
Áo ngắn: 20 NZ$
1 cốc cà phê:3.5 NZ$
Vé xem phim: 15 NZ
Một vài lưu ý khac:

Người dân ở đây lịch sự và thân thiện, cuộc sống thanh bình không ồn ào náo nhiệt. Cứ đến 18h, 19h, đường đã vắng lặng. Các cửa hàng ở các vùng xa xôi thì mở cửa hết ngày thứ 6 còn tại các thành phố lớn thì mở cửa tất cả các ngày trong tuần nên khách du lich cần lưu ý khi shopping tại các thành phố khác ngoài trung tâm.
Quý khách lưu ý là không nên mang theo hoa quả khi nhập cảnh vào New Zealand vì đây là các mặt hàng sẽ bị giữlại khi nhập cảnh.
Quý khách nên đổi sang đô la New Zealand để thuận tiện cho việc mua bán, việc đổi tiền tại các trung tâm của nước này là hoàn toàn dễ dàng, tuy nhiên nếu đổi từ tiền Việt Nam thì sẽ không đổi được, do đó khách du lich nên mang theo tiền đô la Mĩ để thuận tiện cho việc đổi tiền.
Nếu quý khách muốn trượt tuyết tại các khu có trượt tuyết thì nên chuẩn bị sẵn sàng cho quần áo ấm mùa đông và các vật dụng cần thiết khác.
Quý khách nên mang theo thuốc phòng trừ các trường hợp cần thiết vì mọi thứ bên New Zealand đều rất đắt đỏ.
Hàng hóa tại đây đa dạng và nhập khẩu từ nhiều nước, do đó có nhiều chủng loại cho khách du lich lựa chọn, tuy nhiên giá cả thì khá đắt.
Khách du lich cũng nên chú ý trong việc bảo vệ tư trang và vật dụng cá nhân, giấy tờ để tránh các tình trạng mất cắp xảy ra.
Quý khách cũng nên mang theo giày dép thấp gót để thuận tiện cho việc đi lại, tham quan, đồ đạc gọn gàng để dễ dàng cho việc vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Khả năng tìm việc tại NewZealand - Du học tại Newzealand

Điều tra thực hiện vào năm 2008 của Cơ quan thống kê NZL ( Statistics New Zealand ) cho thấy rằng những nguyên nhân chủ yếu khiến người ta đến New Zealand để định cư là phong cách sống và nhịp độ sống rất thoải mái, có khí hậu và môi trường tự nhiên tốt. Vậy tỉ lệ du học sinh kiếm được việc và lưu lại NewZealand là bao nhiêu?
Tình hình thị trường lao động tại New Zealand.
Theo điều tra hàng năm của cơ quan thống kê New Zealand, tỉ lệ thấp nghiệp trong vòng 5 năm vừa qua từ 4,2 % đến 4,6 % nhưng năm 2010 rơi vào khoảng 6 %. Theo một báo cáo của Kho bạc quốc gia NZL, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thấp nghiệp sẽ ảnh hưởng nặng nhất đến những người có ít kinh nghiệm nghề nghiệp. Thư kí Kho bạc, ông John Whitehead, khẳng định đất nước này sẽ vượt ra cơn khủng hoảng này nhanh chóng bằng cách tăng hiệu quả sản xuất nhờ vào đầu tư và tự do hóa và nâng cao trình độ đào tạo và bằng cấp. Năm 2008, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là tài chính, ăn uống, viễn thông, chế biến và xây dựng (đặc biệt là xây dựng các khu dân cư). Tuy nhiên, việc làm lại tăng lên trong lĩnh vực giao thông vận tải, giáo dục, sản xuất và cung cấp thiết bị và dịch vụ phục vụ doanh nghiệp, y tế, bán buôn và bán lẻ. Điều tra của Kho bạc cho thấy các doanh nghiệp thích cách giảm giờ làm cho nhân viên hơn là xa thải nhân viên. Phải nói rằng, cách doanh nghiệp đã ý thức rõ sự khó khăn trong việc tuyển dụng trong thời kì phát triển bình thường. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ New Zealand đã đưa ra danh sách các lĩnh vực nghề đang thiếu lao động để thu hút người nhập cư, bao gồm có Immediate Skill Shortage List (danh sách các nghề kĩ năng thiếu trong trước mắt) và Long Term Skill Shortage List (danh sách các nghề kĩ năng thiếu trong dài hạn). Các lĩnh vực thiếu nhân công là kĩ sư, giảng dậy, công nghệ sinh học, y tế và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, các bạn nên liên hệ với New Zealand Qualifications Authority để chắc chắn rằng bằng cấp của mình được thừa nhận. Tìm việc làm ở NZL cũng dễ nếu bạn có bằng cấp và có kinh.

Du học tại New Zealand: Xếp hạng các trường đại học tại New Zealand

Căn cứ vào số liệu ghi trong “Á châu Tuần báo”, trong số các trường đại học tốt nhất ở Châu Á, New Zealand có 8 trường đại học là:
1- Trường đại học Auckland (University of Auckland)
2- Trường đại học Canterbury (University of Canterbury)
3- Trường đại học Massey (University of Massey)
4- Trường đại học Otago(University of Otago)
6- Trường đại học Victoria (Victoria University of Wellington)
7- Trường đại học Waikato (University of Waikato)
8- Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp Auckland (Auckland University of Technology).
Trong đó có 4 trường đã rất nổi tiếng. Căn cứ vào nhiều tài liệu khác nhau, các trường chưa được xếp loại trên đây đều được quy vào loại hai.
Các trường đại học danh tiếng được xếp theo thứ tự ở Châu Á của New Zealand là:
1- Trường đại học Auckland
2- Trường đại học Otago
3- Trường đại học Canterbury
4- Trường đại học Victoria thuộc Wellington
Các trường đại học loại 2 của New Zealand là:
1- Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Auckland
2- Trường đại học Lincoln
3- Trường đại học Waikato
Bảng xếp loại trên đây chủ yếu căn cứ vào các nhân tố sau:
1- Danh tiếng tín nhiệm về học thuật
2- Số lượng học sinh thi đỗ
3- Tiềm năng của nhà trường như giáo viên, nguồn lương thù lao,…
4- Thành quả nghiên cứu học thuật (luận văn học thuật của các giáo viên được vận dụng trên trường quốc tế…)
5- Nguồn tài chính.